Phó Hiệu trưởng, các trợ lý hiệu trưởng
Phó hiệu trưởng, trợ lý hiệu trưởng là người giúp hiệu trưởng hoàn thành kế hoạch đã đề ra, chịu trách nhiệm trước HĐQT, cơ quan quản lý cấp trên và trước HT về công việc của mình.
Các phó hiệu trưởng sau khi được HĐQT thông qua, được hiệu trưởng đề nghị sẽ được Giám đốc sở GD&ĐTHà Nội công nhận theo nhiệm kỳ của hiệu trưởng.
Các trợ lý hiệu trưởng được HĐQT bổ nhiệm hàng năm sau khi tham khảo ý kiến của Hiệu trưởng.
Phó ht, trợ lý ht về chuyên môn
Những công việc của người phụ trách chuyên môn:
1/ Chỉ đạo thực hiện qui chế chuyên môn thông qua hệ thống các tổ và nhóm chuyên môn về việc:
- Lập kế hoạch và yêu cầu các nhóm CM, tổ CM lập kế hoạch năm học theo hướng dẫn của HT
- Thực hiện đúng và đủ chương trình cũng như lịch trình giảng dạy các bộ môn chính khoá (theo chương trình SGK và chương trình dạy tự chọn ) hay phụ khóa do bộ và sở GD&ĐT ban hành.
- Thực hiện các qui định về chuyên môn như soạn giáo án, ghi lịch báo giảng, ghi sổ đầu bài, ghi sổ điểm, sổ lưu bài kiểm tra, số dự giờ, sổ sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn, ghi sổ liên lạc, ghi học bạ. Kiểm tra và thực hiện báo cáo hàng tháng để có chế độ thưởng phạt.
- Thực hiện các qui định về kiểm tra thường kỳ, kiểm tra học kỳ, các qui định về ra đề, sao chép đề, chấm trả bài.
- Thực hiện các qui định về thực hành, làm ĐDDH, ghi sổ mượn ĐDDH.
- Thực hiện các sinh hoạt thường kỳ của tổ, nhóm chuyên môn.
- Thực hiện các chuyên đề chuyên môn trong năm học.
- Tổ chức thanh tra chuyên môn của trường để giải quyết các công việc liên quan tới chuyên môn giảng dạy.
- Cùng các nhóm trưởng chuyên môn đánh giá trình độ chuyên của từng giáo viên và đề nghị múc chi trả cho GV bộ môn theo tiết dạy.
2/ Chỉ đạo việc bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu và buổi dạy thứ hai
- Có kế hoạch theo dõi và đánh giá các buổi bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu, báo cáo HT và rút kinh nghiệm kịp thời với nhóm trưởng hay tổ trưởng và GVBM.
- Chỉ đạo văn phòng làm các thủ tục dự thi học sinh giỏi.
- Chỉ đạo việc đưa HS đi thi HSG, tổng hợp kết quả thi HSG và rút kinh nghiệm về bồi dưỡng HSG.
- Theo dõi và đánh giá về số lượng buổi học, nội dung, phương pháp buổi học thứ hai (buổi chiều).
- Chỉ đạo việc thi thực hành vào tháng 3 hàng năm ( lập kế hoạch, mời trường bạn, tổ chức thi và rút kinh nghiệm)
- Chỉ đạo việc thi nghề của HS: Lập kế hoạch ôn tập, chỉ đạo VP lập DSHS, TKHĐ cử lãnh đạo và GT, GK coi chấm thi, tài vụ thu lệ phí thi, nhận kết quả và thông báo, rút kinh nghiệm
3/ Chỉ đạo các hoạt động ngoài giờ, hoạt động giảng dạy liên kết với nước ngoài:
- Có kế hoạch tổ chức, theo dõi và đánh giá các hoạt động ngoài giờ cho HS hay hoạt động giảng dạy liên kết với nước ngoài.
- Liên hệ với kế toán trưởng phụ trách tài chính cân đối việc thu chi cho các hoạt động ngoài giờ.
- Liên hệ với các tổ chức liên quan (cơ quan cử người nước ngoài, CMHS, đài TH, ô tô đưa đón…) để đảm bảo nội dung và các công tác tổ chức của hoạt động ngoài giờ này.
4/ Chỉ đạo thi giáo viên giỏi các cấp
- Căn cứ kế hoạch hàng năm của nhà trường, của phòng GD&ĐT và của sở GDĐT, có kế hoạch tổ chức thi GVG nhóm và tổ chuyên môn trên cơ sở có phát động và có tổng kết.
- Chỉ đạo các nhóm CM xây dựng giáo án và giúp đỡ hồ sơ cho g/v thi GVG cấp huyện, TP. Báo cáo HT, tạo điều kiện tôi đa về vật chất và tinh thần cho GV tham gia thi.
5/ Theo dõi việc học chuyên môn nghiệp vụ môn học và viết SKKN, làm ĐDDH
- Thông báo lịch học bồi dưỡng chuyên môn cho các nhóm chuyên môn và giáo viên.
- Theo dõi và đánh giá việc học chuyên môn của giáo viên đi học.
- Theo dõi kế hoạch và đánh giá việc viết sáng kiến kinh nghiệm, làm ĐDDH của giáo viên.
- Chỉ đạo thi hay tham gia triển lãm ĐDDH
6/ Dự giờ giáo viên bộ môn
- Dự giờ theo định mức 2tiết/tuần các giờ dạy trong kế hoạch hoặc dự giờ đột xuất.
- Rút kinh nghiệm với giáo viên các giờ đã dự.
7/ Tham gia ban tuyển sinh của trường
- Theo dõi số lượng học sinh nộp đơn vào trường, đề xuất với HT điểm chuẩn để xét tuyển
- Tham gia chỉ đạo làm đề thi (nếu có): cử người ra đề, sao chụp đề
8/ Tham gia tuyển giáo viên và đánh giá chuyên môn của GV
- Đọc các hồ sơ nhân sự
- Đề ra các bước tuyển dụng: phỏng vấn, làm bài viết theo chủ đề, thi giảng (mời người đánh giá) ...
- Có ý kiến về tuyển từng người.
- Tham gia ý kiến về sắp xếp GV, chế độ đãi ngộ GV, báo cáo HT và HĐQT để HĐQT duyệt.
9/ Tham g ia ban lãnh đạo các HĐ thi do phòng GD và sở GD quyết định
10 / Theo dõi trực tiếp các tổ chuyên môn được hiệu trưởng giao.
11/ Tham gia họp giao ban hàng tuần, báo cáo và đề xuất các biện pháp để hoàn thành kế hoạch công tác từng tuần, từng tháng.
12/ Thực hiện các nhiệm vụ đột xuất ngoài chuyên môn của nhà trường.
Những công việc của người phụ trách HCQT và tổ chức:
1/ Chỉ đạo văn phòng làm tốt công tác văn thư hành chính:
- Nhận và phát công văn.
- Lưu trữ và quản lý các loại sổ sách: Sổ đăng bộ; Sổ gọi tên và ghi điểm; Sổ đầu bài; Sổ học bạ học sinh; Sổ cấp phát văn bằng; Sổ ghi nghị quyết của trường; Sổ khen thưởng, kỷ luật; Sổ lưu trữ văn bản, công văn.
- Lập và lưu giữ hồ sơ học sinh ( quản lý và cấp phát văn bằng tốt nghiệp PT của học sinh, hồ sơ của học sinh đang học, hồ sơ thi hết cấp, hồ sơ thi học sinh giỏi, tiếp nhận hồ sơ học sinh chuyển đến, trả và làm thủ tục hồ sơ học sinh chuyển trường, hồ sơ thi, hồ sơ xin khiếu nại thi,........).
- Quản lý hồ sơ cán bộ giáo viên, công nhân viên.
- Quản lý dấu.
- Công tác tổ chức tuyển sinh.
- Chế bản vi tính các công văn của trường và làm đề thi.
- Công tác phục vụ giáo vụ: Thi học kỳ và hết cấp, khen thưởng.
- Mua sắm và cấp phát văn phòng phẩm.
- Chuẩn bị tổ chức các ngày lễ và tiếp khách.
- Đặt mua và cấp phát báo chí.
2/ Chỉ đạo văn phòng làm tốt công tác tiếp dân và CB, GV, HS trong trường
- Tiếp và trả lời dân về những thông tin liên quan tới giáo vụ, tuyển sinh.
- Cấp các giấy chứng nhận cho HS và CBGV, các giấy giới thiệu.
- Giải quyết thư, giấy nhận tiền, bưu phẩm, giấy báo.
- Làm thẻ học sinh.
3/ Chỉ đạo cán bộ thư viện
- Lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị cho thư viện: tủ, giá sách, các loại sách cho thư viện trên cơ sở đề nghị của các tổ chuyên môn và tự sưu tầm đề xuất.
- Thực hiện nghiệp vụ thư viện từ khâu phân loại sách báo, cho mượn sách báo, quản lý sách báo, giới thiệu sách báo…
- Tham gia đánh giá thư viện theo tiêu chuẩn của sở GD&ĐT
4/ Chỉ đạo cán bộ giám thị
- Theo dõi chuyên cần và việc thực hiện nội quy học sinh.
- Chấm công giờ dạy và theo dõi giờ giấc dạy học của giáo viên.
- Hướng dẫn các CB từng lớp ghi sổ đầu bài và chấm thi đua giờ học tốt của học sinh trong tuần.
- Tham gia họp hội đồng đức dục và giáo dục học sinh cá biệt. Cùng BGH giải quyết các việc đột xuất xảy ra trong giờ học.
- Cùng với cán bộ chuyên trách Đoàn - Đội và tổ Thể dục hướng dẫn vui chơi trong giờ nghỉ giữa tiết cho học sinh.
5/ Chỉ đạo cán bộ nhân viên phải quản lý được cơ sở vật chất của văn phòng:
a. Sử dụng các máy thuộc văn phòng:
- VP quản lý máy fotcopy và máy tính, máy in đặt tại VP, cho phép CBGV sử dụng hay không sử dụng máy. Khi sử dụng các máy trên, phải có ghi sổ riêng theo dõi lượng giấy, mực và thực hiện chế độ bảo dưỡng định kỳ.
- VP quản lý máy điện thoại đạt tại VP theo qui định của BGH: Gọi điện việc riêng phải đóng lệ phí, gọi ngoại tỉnh ngoài phải được sự đồng ý của giám hiệu trực nếu gọi điện ra nước ngoài phải báo cáo nội dung và được phép của hiệu trưởng.
- Máy vi tính ở phòng thư viện: Cán bộ thư viện và cán bộ quản lý điểm học tập của HS được sử dụng
- Máy tính ở phòng trợ lý và BGH.
b. Công việc sửa chữa nhỏ hàng ngày hoặc thay mới do các cán bộ cơ sở vật chất (CBCSVC) đảm đương: Có dự trù để tạm ứng, đi mua, vào sổ tài sản, sau đó làm thủ tục thanh toán trình HT duyệt chi, vào sổ tài sản của trường, tài vụ chi và vào sổ tài vụ.
6/ Tổ chức các tuyến ô tô đưa đón học sinh:
- Thu thập nguyện vọng đi xe ô tô của HS và PHHS
- Liên hệ với Công ty xe buýt lập hợp đồng xe đưa đón học sinh và theo dõi việc thực hiện HĐ
- Làm chứng từ thanh toán theo các chuyến chạy thực tế trong tháng
- Chuyển tài vụ quyết toán từng tháng.
7/ Công việc vệ sinh - đảm bảo môi trường xanh - sạch - đẹp - ngăn nắp:
- Theo dõi và đánh giá công tác vệ sinh của Công ty làm sạch công nghiệp.
- Theo dõi và đánh giá công việc cung cấp nước sạch của Công ty cung cấp nước, đảm bảo đủ nước uống cho giáo viên, học sinh.
8/ Chỉ đạo cán bộ Y tế
- Hàng ngày trực, giải quyết việc liên quan tới y tế và các việc cấp cứu đột xuất.
- Có sổ theo dõi: việc chữa trị hàng ngày và chế độ cấp phát thuốc cho HS.
- Tiến hành kiểm kê lượng thuốc và các dụng cụ y tế, nếu hết phải chủ động làm dự trù, trình hiệu trưởng duyệt tạm ứng sau đó mua theo dự trù và đưa chứng từ thanh toán với tài vụ.
- Kết hợp với TT y tế quận tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho HS, cho CB bếp ăn. Giúp trường tham gia kiểm tra vệ sinh học đường và vệ sinh thực phẩm ở bếp ăn.
- Tham gia những hoạt động đột xuất như cắm trại, tham quan, dạ hội, hội khoẻ và một số hoạt động khác của trường
9/ Chỉ đạo làm tốt công tác tổ chức và bảo hiểm xã hội cho CBGV
- Các hợp đồng lao động và việc thực hiện chế độ bảo hiểm của nhân viên của trường
- Nhận các hồ sơ tuyển dụng, làm trích ngang và đề xuất biện pháp tuyển dụng nhân viên phục vụ.
10/ Chỉ đạo cán bộ bảo vệ
- Bảo vệ tài sản của nhà trường bao gồm các phòng học và phòng làm việc (kể cả khu vực bán trú) cùng các trang thiết bị trong đó. Thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy.
- Giữ gìn an ninh, trật tự công cộng ở trong trường và cổng trường.
- Quản lý và theo dõi việc ra vào của khách, PHHS, CB-GV-CNV và học sinh.
- Kết hợp chặt chẽ và kịp thời với các cơ quan chức năng để giải quyết những việc xảy ra trong trường thuộc phạm vi công tác bảo vệ.- Tham gia giáo dục học sinh ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực và các tệ nạn xã hội. Bảo vệ tính mạng của học sinh và cán bộ, giáo viên, công nhân viên của trường trong khi đang học tập và công tác tại trường.
- Tham gia các hoạt động ngoài giờ do trường tổ chức theo sự điều động của BGH.
- Tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do CA tổ chức theo sự giới thiệu của HT
11/ Chỉ đạolàm tốti công tác đối ngoại và việc quản lý nhà khách
- Thực hiện các văn bản xin phép cấp trên cho đoàn ra, đoàn vào đồng thời tổ chức đưa đón khách
- Làm các giấy tờ liên quan tới người nước ngoài trình báo cơ quan an ninh huyện Từ Liêm và Đồn Cảnh sát số 1 ( Mỹ Đình-Mễ Trì) theo qui định của Công an thành phố HN
- Tiếp các đoàn kiểm tra về yếu tố nước ngoài trong nhà trường
12/ Tổ chức căng tin trong trường hoạt động đúng qui định
- Hàng năm trình HT ký phép hoạt động cho từng căng tin.
- Có chế độ giám sát, kiểm tra việc thực hiện các qui định của trường đối với căng tin về: giờ giấc hoạt động, các mặt hàng đăng ký, hạn sử dụng của thực phẩm…
- Lập biên bản các căng tin vi phạm; đề xuất việc phạt hay tạm đình chỉ những căng tin vi phạm nhiều lần hoặc vi phạm nghiêm trọng nội qui như cầm đồ, đánh bạc, bán thuốc, rượu, ma tuý…
13/ Cùng Thư ký HĐGD làm tốt công tác được giao
- Ghi các nghị quyết của cuộc họp Hội đồng giáo dục (HĐGD), Hội đồng đức dục (HĐĐD), Hội đồng thi đua khen thưởng (HĐTĐKT), Hội đồng kỷ luật (HĐKL), họp giao ban BGH.
- Theo dõi số lượng các thành viên HĐGD, HĐĐD, HĐTĐKT, HĐKL tham gia họp qua các tổ trưởng và thông báo tài vụ chi bồi dưỡng theo từng học kỳ.
- Tập hợp các số liệu về giáo viên, học sinh và về CSVC để thực hiện các báo cáo định kỳ, xét thi đua khen thưởng hoặc kỷ luật HS.
- Thực hiện phần nghi lễ, giới thiệu nội dung, chương trình các cuộc họp, các hội nghị, các chuyên đề
- Thực hiện các nhiệm vụ do BGH giao trong thời gian BGH vắng mặt.
14/ Tham gia họp giao ban hàng tuần, báo cáo và đề xuất các biện pháp để hoàn thành kế hoạch công tác từng tuần, từng tháng.
15/ Thực hiện các nhiệm vụ đột xuất của trường.