Ký ức về Đông Kinh


Vào một buổi mùa thu, khi cả trường đang khẩn trương chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập trường và kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam, bên ấm trà sen nóng và rất thơm, chúng tôi đã có một cuộc trò chuyện thân tình với thầy Đinh Xuân Hương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, một trong những sáng lập viên nhà trường. Trong chiếc áo sơ mi mầu trứng sáo, thầy trẻ hơn nhiều sơ với tuổi, nét mặt điềm tĩnh, giọng nói nhỏ nhẹ, thầy từ tốn kể cho chúng tôi nghe câu chuyện về Đông Kinh: Thưa thầy, với tư cách là Chủ tịch Hội đồng quản trị, gắn bó với trường từ những ngày đầu thành lập, xin thầy cho biết những nét chính về quá trình xây dựng trường. Lúc ấy tôi mới nghỉ hưu được mấy tháng, một lần, tôi cùng anh Nguyễn Quý Biềng và Giáo sư Trần Đình Sước nguyên cán bộ công tác ở Viện khoa học Giáo dục Việt Nam, lần đầu bàn về dự án xây dựng trường. Lúc ấy, mô hình trường dân lập còn khá mới mẻ. Giáo sư Sước là người viết đề án thành lập trường để gửi lên các cấp Sở Giáo dục Hà Nội, Sở Nội vụ Hà Nội, UBND thành phố Hà Nội. Trải qua rất nhiều khó khăn về thủ tục hành chính, về thủ tục bảo trợ, cuối cùng trường chũng chính thức được thành lập. Đầu tiên trường được Liên hiệp Khoa học kỹ thuật Hà Nội bảo trợ, sau đó là câu lạc bộ UNESCO Việt Nam bảo trợ. Địa điểm đầu tiên của trường đặt tại số 4 ngõ Chùa Hương Ký, sau đó chuyển về 177 Tam Trinh. Năm 2013 trường có thêm cơ sở 2 ở 193 Vĩnh Hưng. Từ năm 2008, địa điểm chính thức của trường đặt tại 18 Tam Trinh, mảnh đất nơi mang tên vị tướng tài có công đánh đuổi giặc ngoại xâm từ thời Hai Bà Trưng. Việc đặt tên trường cũng nhiều công phu, trăn trở, phải là một tên gắn liền với Hà Nội, nhưng lúc bấy giờ, ở Hà Nội đã có rất nhiều trường lấy các tên gọi khác nhau của Hà Nội làm tên gọi cho trường mình như: Đông Đô, Thăng Long. Chúng tôi đến Viện Sử học nhờ các vị Giáo sư của Viện đặt tên. Sau nhiều lựa chọn, cân nhắc; cuối cùng cái tên được chọn là Đông Kinh. Đông Kinh là tên gọi có từ thời vua Lê Lợi (năm 1430) và tồn tại hơn 300 năm, suốt cả thời kỳ Hậu Lê, thời kỳ thịnh vượng nhất của đất nước. Đặt tên trường là Đông Kinh chúng tôi muốn tên trường luôn là một lời nhắc nhở học sinh về lịch sử hào hùng của dân tộc, từ đó có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập. Hiệu trưởng đầu tiên của trường là Giáo sư Hoàng Xuân Chinh, nguyên Viện phó Viện Khảo cổ Việt Nam, sau đó là Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Xuân Hòe đảm nhiệm vai trò này. Vị hiệu trưởng thứ ba của trường, nhà giáo Trịnh Thiên Tự. Nhà giáo Trần Thị Tâm là hiệu trưởng thứ tư cùng với cô Nông Thúy Hồng là Phó hiệu trưởng của trường. Ngoài hoạt động chính về trí dục và đức dục trong khuôn khổ chương trình của ngành giáo dục, trường mình có tham gia các hoạt động khác nào không thưa thầy? Thầy có thể kể một vài hoạt động được không ạ? Có, đó là những chương trình liên kết với một số đơn vị. Dĩ nhiên, các chương trình liên kết cũng đều được chọn lọc theo phương châm: chỉ làm những gì có lợi cho học sinh, có lợi cho sự phát triển nhân cách và nâng cao hình ảnh của trường. Có thể kể một số chương trình cụ thể như: Liên kết với tổ chức Flan Việt Nhật để dậy nghề miễn phí cho học sinh. Những em có hoàn cảnh khó khăn được tạo công ăn việc làm. Liên kết với trường Đại học Kinh tế kỹ thuật, trường Cao đẳng nghề, trường Bồi dưỡng cán bộ của Bộ Công thương Việt Nam đào tạo nghề cho học sinh phổ thông. Tham gia chương trình Những bước chân hội nhập, là chương trình của những doanh nhân Việt Nam. Hai mươi năm gắn bó với mái trường Đông Kinh thân yêu, thầy có thể chia sẻ một vài kỷ niệm được không ạ? Đúng là kỷ niệm thì có nhiều, rất nhiều, tôi luôn nhớ về giai đoạn khó khăn của trường. Có những lúc trường gặp khó khăn, thậm chí đứng trước nguy cơ giải thể. Đó là khi, có năm khối 10 tuyển được vẻn vẹn 17 em. Sở GD&ĐT Hà Nội đã có chỉ thị cho các trường nếu không tuyển đủ lớp 10 thì chuyển học sinh sang trường bạn. Còn kỷ niệm vui ạ? Vui nhất là khi mình vượt qua được những khó khăn đó để trường tồn tại được cho đến bây giờ. Còn một niềm vui nữa, đó là, trong thời gian gần đây, sau bao tháng, ngày vất vả, chúng tôi nhận được quyết định của UBND thành phố Hà Nội giao đất xây dựng trường học. Vậy là chỉ còn một thời gian ngắn nữa thôi, chúng ta sẽ có một Đông Kinh với diện mạo mới, khang trang, hiện đại. Vâng, đó thật sự là một tin rất vui. Xin được chúc mừng thầy và chúc mừng bước phát triển mới của Đông Kinh. Thưa thầy, chặng đường phát triển của nhà trường sẽ còn dài. Xin thầy đôi điều nhắn gửi với thế hệ giáo viên cũng như học sinh của trường tuổi hai mươi? Thứ nhất: Điều tôi hết sức mong muốn là tập thể cán bộ, giáo viên trong trường luôn đoàn kết nhất trí, mỗi người đều thấy vui vẻ mỗi khi đến trường học tập và làm việc. Thứ hai: Tôi nghĩ đã là giáo viên thì phải luôn có cái tâm của người thầy, có tác phong, tư thế mẫu mực, ứng xử chân thành, đúng mực, không ngừng phấn đấu, rèn luyện để nâng cao trình độ, sao cho xứng với chữ THẦY mà xã hội đã tôn vinh. Xin cám ơn thầy, chúc thầy luôn mạnh khỏe để chèo lái con thuyền Đông Kinh trên chặng đường mới. Nguyễn Thị Ánh Tuyết thực hiện



Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *




LIÊN HỆ

Địa chỉ: 18C Tam Trinh, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Số điện thoại: 024.3862.7198

LIÊN KẾT WEBSITE

ALBUM ẢNH